Quy trình thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo trì máy phát điện:
Tiếp nhận thông tin khách hàng:
Sau khi nhận thông tin khách hàng. Nhân viên kỹ thuật tiếp nhận thông tin, đánh giá vấn đề và đề xuất lịch hẹn khảo sát và báo giá.
Khảo sát và báo giá:
Thực hiện khảo sát trực tiếp và gửi báo giá chính thức cho khách hàng.
Tiến hành sửa chữa, bảo trì:
Thực hiện sửa chữa, bảo trì theo thỏa thuận đã thực hiện với khách hàng.
Bàn giao và nghiệm thu:
Sau khi sửa chữa, bảo trì, thực hiện bàn giao việc hoàn thành sửa chữa, bảo trì máy phát điện, khách hàng nghiệm thu.
Lợi ích của bảo trì bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện định kỳ
Không chỉ riêng máy phát điện, mà tất cả các loại máy móc khác, sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn. Việc bảo trì máy phát điện định kỳ không chỉ giúp đảm bảo quá trình hoạt động của máy được êm ả, mà còn giúp máy tiết kiệm nguyên liệu hơn rất nhiều trong quá trình sử dụng, gia tăng tuổi thọ cho máy đáng kể.
Việc không bảo trì máy phát điện thường xuyên và đúng định kỳ, đôi khi lại khiến khách hàng gặp những phiền toái lớn, ảnh hưởng đến tiến độ công việc, như: máy không hoạt động khi mất điện đột ngột, cần sử dụng nguồn điện trong những trường hợp khẩn cấp, hỏng hóc liên tục trong suốt quá trình sử dụng,…
Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện công nghiệp
phụ tùng sẽ được cam kết bằng sản phẩm chính hãng, chất lượng và hiệu quả kinh tế, báo giá cho khách hàng chi tiết.
Dịch vụ bảo trì sửa chữa máy phát điện công nghiệp
– Trường hợp đại tu tổng quát máy phát điện (bảo trì). Chúng tôi sẽ khảo sát và sẽ gửi cho quý khách hàng bảng báo giá chi tiết vụ sửa chữa:
– Trường hợp máy phát điện gặp sự cố nhẹ, kỹ thuật của chúng tôi sẽ khắc phục nhanh chóng để đưa máy phát điện vào hoạt động.
– Trường hợp phải thay thế phụ tùng, chúng tôi sẽ giải thích nguyên nhân và phân tích một cách rõ ràng sự cần thiết của nó. Việc cung cấp và thời gian hoàn thành, dịch vụ được bảo hành 6 – 12 tháng.
Quy trình bảo trì bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện
Thời gian thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng ở chế độ A: 01-03 tháng / 1 lần
Mục đích đạt được của việc bảo dưỡng máy phát điện:
Kiểm tra và căn chỉnh lại tổng thể máy để bảo đảm máy hoạt động ổn định. Kịp thời phát hiện hoặc tiên lượng những hư hỏng của hệ thống trong thời gian sắp tới và làm biên bản đề xuất sửa chữa hoặc thay thế thiết bị để chủ đầu tư có phương án xử lý sớm.
Bảo trì bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện tận nơi
Trực tiếp tại vị trí đặt máy phát điện của công trình.
Nội dung công việc thực hiện như sau:
1- Tiếp nhận máy (có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và bắt đầu thực hiện check A)
2- Kiểm tra rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
3- Kiểm tra thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
4- Kiểm tra áp lực nhớt.
5- Kiểm tra tiếng động lạ.
5- Kiểm tra hệ thống khí nạp.
6- Kiểm tra hệ thống xã.
7- Kiểm tra ống thông hơi.
8- Kiểm tra độ căng đai của dây curoa
9- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
10- Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế.
11- Kiểm tra acquy
12- Kiểm tra tần số dòng điện
13 Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện
14- Vê sinh tổng thể toàn bộ máy
15- Cân chỉnh máy để đạt hiệu suất cao nhất
16- chạy thử máy 15 phút
17- Bàn giao lại máy (có biên bản bàn giao)
Quy trình bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện tận nơi
Quy trình bảo trì bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện chi tiết nhất
12 tháng / 1 lần hoặc 250 giờ máy chạy tùy theo điều kiện nào đến trước
– Mục đích đạt được:
Thay thế lọc cho máy phát điện, Thay dầu nhớt, Thay nước làm mát chống đông cặn, căn chỉnh hệ thống để máy hoạt động có hiệu suất cao nhất, Vệ sinh sạch sẽ máy phát điện và phòng máy phát điện. Lập báo cáo tình trạng và các đề xuất liên quan đến hệ thống.
– Nơi thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng
Trực tiếp tại vị trí đặt máy phát điện của công trình.
– Nội dung công việc thực hiện như sau:
Tiếp nhận máy (có biên bản ghi nhận hiện trạng máy để tiếp nhận và và bắt đầu thực hiện check B)
A – Hệ thống tản nhiệt của máy phát điện
1- Sục rửa két nước bằng dung dịch chuyên dụng
2- Thay nước làm mát chống đông cặn
3- Xịt rửa dàn dải nhiệt, và vệ sinh bên ngoài két nước
4- Kiểm tra rò rỉ hệ thống giải nhiệt động cơ
5- Kiểm tra các hệ thống ống, khớp nối nước làm mát
6- Kiểm tra dây curoa
7- Kiểm tra cánh quạt và hệ thống làm mát bằng gió
8- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ
B- Hệ thống bôi trơn của máy phát điện
1- Thay dầu nhớt
2- Thay lọc dầu
3- Thay lọc dầu nhánh
4- Kiểm tra rò rỉ dầu (trên động cơ và trên các lọc)
5- Kiểm tra nhiệt độ dầu
6- Kiểm tra áp lực dầu
C- Hệ thống nhiên liệu của máy phát điện
1- Kiểm tra tổng thể hệ thống nhiên liệu
2- Thay lọc nhiên liệu
3- Thay lọc tách nước
4- Kiểm tra nhiệt nhiên liệu (cấp và hồi)
5- Kiểm tra bơm dầu cao áp
D- Hệ thống khí nạp của máy phát điện
1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống khí nạp
2- Kiểm tra khớp nối (mềm & cứng)
3- Kiểm tra trạng thái khí nam (đo áp suất khí nạp – tùy từng máy)
4- Kiểm tra lọc thông hơi Catte
5- Thay lọc gió (Đối với lọc gió có thể tái sử dụng 2-3 năm kỹ thuật sẽ kiểm tra trước khi thay thế nếu vẫn tốt sẽ tái sử dụng để tiết kiệm chi phí)
6- Kiểm tra nhiệt độ khí nạp (tùy từng máy mới có)
E- Hệ thống khí thải của máy phát điện
1- Kiểm tra rò rỉ hệ thống thoát khói
2- Kiểm tra màu khí thải
3- Kiểm tra hệ thống lọc khói (tùy từng hệ thống mới có)
4- Thay thế lọc khói máy phát điện
G- Hệ thống khởi động của máy phát điện
1- Kiểm tra Sạc Ác quy (Sạc Diamo và Sạc tự động bằng điện lưới)
2- Mức nước Axit của Ác quy (đối với Ác quy nước)
3- Đo điện Áp Ác quy
4- Kiểm tra độ sụt áp của Ác Quy khi đề máy
5- Đo nội trở Ác quy
6- Kiểm tra cực của Ác quy
7- Kiểm tra hệ thống giây điện nối Ác Quy
8- Kiểm tra củ đề
H- Động cơ của máy phát điện
1- Kiểm tra tổng thể trước khi chạy máy
2- Kiểm tra tổng thể trong quá trình chạy máy
3- Kiểm tra tiếng động lạ trong quá trình chạy máy
4- Kiểm tra độ rung của máy trong quá trình chạy
5- Kiểm tra các chỉ số trên bảng điều khiển
6- Căn chỉnh cài đặt các thông số về theo chuẩn máy phát điện
I- Đầu máy phát điện
1- Kiểm tra kết nối tiếp xúc cáp động lực
2- Kiểm tra hệ thống làm mát của đầu phát
3- Đo độ cách điện cuộn dây
K- Bảng điều khiển
1- Kiểm tra tổng thể bảng điều khiển, kết nối dây, các phím bấm, Thông số hiển thị
2- Kiểm tra lại lịch sử các lỗi ECU
3- Kiểm tra các các trạng thái cảnh báo
F- Vận hành chạy thử và bàn giao sau khi sửa chữa máy phát điện
1- Kiểm tra tiếng động lạ
2- Chế độ thử Manual / Auto
3- Số giờ vận hành
4- Kiểm tra tốc độ, Tần số, điện áp, Dòng điện, Áp suất, Nhiệt độ, Công suất, …
5- Vệ sinh tổng thể (máy phát điện + Phòng máy)
6- Bàn giao máy lại cho chủ đầu tư
7- Ký biên bản
8- Báo cáo (Gửi biên bản bảo trì bảo dưỡng+ Biên bản đề xuất)
Quý khách cần dịch vụ bảo trì máy phát điện chất lượng tốt, giá rẻ ở một công ty có độ uy tín, tin cậy cao, tác phong chuyên nghiệp.
Các lỗi thường gặp cần sữa chữa máy phát điện tận nơi
Máy phát điện có vai trò quan trọng đặc biệt đối với ngành điện công nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể là do tuổi thọ, cũng có thể là do trong quá trình hoạt động máy thường hay gặp phải lỗi.
Các lỗi thường gặp của việc sửa máy phát điện và cách xử lý như sau:
Sữa chữa máy phát điện: Lỗi máy phát điện không nổ được
Lỗi máy phát điện không nổ được xuất phát từ hệ thống nhiên liệu. Có 6 nguyên nhân và cách sửa chữa lỗi thường gặp cho máy phát điện không nổ được như sau:
Sữa chữa máy phát điện: Nhiên liệu không vào xi lanh
⇒ Khắc phục:
- Tiến hành kiểm tra các mục sau
- Nhiên liệu trong thùng có đủ để máy hoạt đông không.
- Khóa nhiên liệu đã được mở hay chưa.
- Van thoát cao áp hoặc pittong bơm cao áp có hiện tượng bị kẹt, mòn, gãy hay không.
- Van của bơm cung cấp nhiên liệu có kín, sát không.
- Bình lọc nhiên liệu có bị bẩn không.
- Không khí có lọt vào hệ thống không.
- Có hiện tượng Kẹt thanh răng bơm cao áp và sai lệch điều chỉnh bơm cao áp không.
Sữa chữa máy phát điện : Hệ thống nhiên liệu phun kém hoặc không hoạt động
⇒ Khắc phục: Tiến hành kiểm tra các mục sau
- Kim phun có bị đóng muội than, kẹt kim phun, bụi bẩn rơi vào ô kim phun không.
- Lò xo vòi phun có bị gãy hay không, kim đã đóng không kín hay chưa.
- Điều chỉnh áp suất bắt đầu phun có sai hay không
- Trong ống dẫn có không khí hay không, nhiên liệu rò rĩ chỗ nối không.
- Kiểm tra ống dẩn xem có vấn đề gì không.
Sữa chữa máy phát điện: Nguồn nhiên liệu không đạt chất lượng
⇒ Khắc phục: Tiến hành kiểm tra các mục sau
- Kiểm tra xem đúng loại nhiêu liệu sử dụng cho máy hay không.
- Chất lượng nhiên liệu có đạt chuẩn hay chưa, có nước hoặc bụi bẩn gì không.
Nhiên liệu vào xi lanh quá sớm hoặc quá muộn
⇒ Khắc phục: Tiến hành kiểm tra các mục sau
- Kiểm tra Cân bơm, con đội BCA điều chỉnh đã đúng chưa.
- Kiểm tra Hao mòn cơ cấu truyền động BCA.
Sữa chữa máy phát điện: Nhiệt độ và áp suất không khí cuối thì nén không đủ
⇒ Khắc phục: Tiến hành kiểm tra các mục sau
- Các xu páp động cơ bị treo hoặc không kín, lò xo xu páp động cơ bị gãy hoặc yếu.
- Bạc xéc măng bị kẹt hoặc gãy, bạc xéc măng hoặc xi lanh bị mòn.
- Bề mặt xi lanh bị khô (không có dầu bôi trơn), đệm nắp máy bị mục nát.
Động cơ hỏng bugi hoặc chất bẩn bám vào bugi
⇒ Khắc phục: Tiến hành kiểm tra bugi và vệ sinh bugi sạch sẽ trước khi khởi động máy.
Sữa chữa máy phát điện : Công suất điện áp may phat dien không đủ (máy phát điện công nghiệp)
Nguyên nhân thứ nhất:
Nhiên liệu vào xi lanh không đủ
Cách khắc phục máy phát điện 100kVA, tiến hành kiểm tra các mục sau:
– Ít nhiên liệu trong thùng, bầu lọc nhiên liệu bẩn, trong hệ thống có không khí.
– Bơm cung cấp nhiên liệu bị hỏng, các ống dẫn nhiên liệu bị bẩn hoặc dây bị bẹp.
– Xu páp thoát ở nắp bơm không tốt, bụi bẩn lọt vào triệt hồi, kẹt van triệt hồi.
– Điều chỉnh BCA bị sai lệch, đai (hoặc vành răng) trên pít tông BCA bị hỏng.
Nguyên nhân thứ hai:
Nhiên liệu phun vào xi lanh quá sớm hoặc muộn
Cách khắc phục: Cân bơm lên động cơ sai, mòn cơ cấu truyền động của bơm.
Nguyên nhân thứ ba:
Nguyên nhân do nhiên liệu máy phát điện phun kém
Cách sửa chữa lỗi máy phát điện 100kVA, tiến hành kiểm tra các mục sau:
– Kim phun đóng muội than, gãy lò xo vòi phun.
– Kim phun rò rỉ nhiên liệu, áp suất khởi phun thấp.
Nguyên nhân thứ tư:
Máy phát điện dùng nhiên liệu không đạt chất lượng
Cách khắc phục: tiến hành kiểm tra nhiên liệu sử dụng có đúng không, chất lượng kém, nhiên liệu có chứa nước.
Nguyên nhân thứ năm:
Thời gian phun máy phát điện không bình thường
Cách khắc phục: tiến hành kiểm tra điều chỉnh sai lệch con đội, mòn trục cam bơm.
Nguyên nhân thứ sáu:
Lực cản trên đường hút tăng lên và có đối áp trên đường xả
Cách khắc phục: tiến hành kiểm tra bầu lọc không khí có bị bẩn, bộ tiêu âm ống xả bị bẩn hoặc hỏng, ống dẫn bẩn.
Nguyên nhân thứ bảy:
Tốc độ quay của trục khuỷu động cơ dưới mức bình thường
Cách khắc phục: tiến hành kiểm tra điều chỉnh bộ điều tốc bị sai, động cơ chạy quá tải.
Nguyên nhân thứ tám:
Không khí từ xi lanh ở kỳ nén và sản phẩm cháy lọt ra ngoài
Cách khắc phục: tiến hành kiểm tra các mục sau:
– Khe hở xu páp động cơ không đúng, các xu páp bị treo, mòn hoặc cháy; mòn hoặc gãy lò xo xu páp.
– Bạc xéc măng bị kẹt, hệ thống bôi trơn hư hỏng.
Sữa chữa máy phát điện: Đồng hồ máy phát điện báo không đủ điện áp
Nguyên nhân thứ nhất:
có thể do sử dụng nguyên liệu không đúng hay nguyên liệu bị bẩn.
Cách sửa chữa máy phát điện: tiến hành kiểm tra nhiên liệu và cần phải xả hết nhiên liệu, lựa chọn đúng nhiên liệu cho máy của bạn.
Nguyên nhân thứ hai:
máy phát điện hoạt động quá chậm.
Cách khắc phục: tiến hành kiểm tra dây đai của máy có thể bị chùng hoặc bị lỏng cần phải điều chỉnh lại cho chuẩn với máy hoặc cần được tăng ga.
Sữa chữa máy phát điện : Các sự cố hiển thị trên bộ điều khiên
Sự cố/ hiển thị | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Engine under speed Gen. under frequency (Tốc độ và tần số máy phát thấp) | Bộ điều tốc của động cơ bị hỏng | Kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới |
Quá tải động cơ | Giảm tải sử dụng | |
Bị nghẹt lọc nhiên liệu | Thay thế lọc nhiên liệu mới | |
Engine over speed Gen. over frequency (Tốc độ và tần số máy phát cao) | Bộ điều tốc của động cơ bị hỏng | Kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới |
Gen. under voltage (Điện áp máy phát thấp) | Hỏng mạch điều chỉnh điện áp AVR | Thay mạch AVR mới |
Gen. over current (Dòng điện máy phát quá tải ) | Quá tải | Giảm bớt tải |
Battery under voltage (Điện áp bình điện thấp) | Bình điện yếu, hoặc bị hỏng | Kiểm tra lại dynamo sạc, bộ sạc ngậm, hoặc thay thế bình điện mới. |
Fuel level low (Mức nhiên liệu thấp) | Mức nhiên liệu thấp | Kiểm tra và châm thêm nhiên liệu |
Main under voltage (Điện áp lưới thấp) | Điện áp điện lưới thấp | Kiểm tra lại điện áp điện lưới |
Main over voltage (Điện áp lưới cao) | Điện áp điện lưới cao | Kiểm tra lại điện áp điện lưới |
Main under frequency (Tần số điện lưới thấp) | Tần số điện lưới thấp | Kiểm tra lại tần số điện lưới |
Gen phase seq wrong (Ngược thứ tự pha) | Ngược thứ tự pha máy phát | Kiểm tra và đổi thứ tự pha |
Gen short circuit (Máy phát ngắn mạch) | Máy phát bị ngắn mạch | Kiểm tra lại tải sử dụng |
Negative phase sequency (Dòng điện 3 pha không cân bằng) | Dòng điện 3 pha không cân bằng | Kiểm tra lại tải sử dụng |
Coolant temp high (Nhiệt độ nước cao) | Động cơ bị thiếu nước làm mát | Châm thêm nước làm mát |
Máy bị quá tải | Giảm tải sử dụng | |
Diện tích phòng máy chật hẹp | Đặt máy nơi thoáng mát, | |
Emergency stop (Dừng khẩn cấp) | Do tác động vào nút dừng khẩn cấp | Kiểm tra và khắc phục reset |
Oil presure low (Áp lực nhớt thấp) | Áp lực nhớt thấp | Máy bị thiếu nhớt |
Hỏng cảm biến áp lực dầu bôi trơn | Kiểm tra, thay thế | |
Hỏng dây tín hiệu | Kiểm tra, sửa chữa | |
ECU warning (Cảnh báo từ ECU của động cơ) | Cảnh báo từ ECU động cơ | Kiểm tra mã lỗi theo catalogue động cơ, khắc phục |
ECU shutdown (Dừng máy lỗi từ ECU của động cơ) | Dừng máy do lỗi động cơ, lỗi từ ECU | Kiểm tra mã lỗi theo catalogue động cơ, khắc phục |
ECU data fail (Lỗi dữ liệu từ ECU của động cơ) | Lỗi bộ điều khiển không giao tiếp được với ECU động cơ | Kiểm tra hệ thống dây tín hiệu |